Chế độ kế toán hộ kinh doanh theo thông tư 88 mới nhất

Theo thông tư 88/2021/TT – BTC được bộ tài chính ban hành và áp dụng cho chế độ kế toán hộ kinh doanh nhằm hướng dẫn các công tác kế toán cho hộ kinh doanh. Ngoài ra, thông tư còn đưa ra chủ trương về thời gian nộp thuế đúng hạn và chấp hành quy định của pháp luật. Từ ngày 1/9/2021, tất cả các cơ sở đăng ký hộ kinh doanh phải thực hiện sổ sách kế toán và kê khai định kỳ các chi phí hóa đơn để nộp cho cơ quan thuế.

Đối tượng áp dụng chế độ kế toán hộ kinh doanh

Đối tượng áp dụng chế độ kế toán hộ kinh doanh là các hộ kinh doanh, các cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp kê khai theo quy định của pháp luật nhà nước về thuế. 

Đối với các hộ kinh doanh, các cá nhân kinh doanh không thuộc vào diện bắt buộc phải thực hiện chế độ kế toán như có nhu cầu thực hiện thì được khuyến khích áp dụng theo Thông tư 88/2021/TT-BTC.

Đối tượng áp dụng chế độ kế toán hộ kinh doanh
Đối tượng áp dụng chế độ kế toán hộ kinh doanh

Tổ chức công tác kế toán

Người đại diện cho hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh sẽ quyết định việc bố trí người làm kế toán của hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh. Người đại diện hộ kinh doanh có thể bố trí bất cứ ai vào vị trí này: bố mẹ ruột, bố mẹ nuôi, vợ chồng, con cái, anh chị em,… đều được. Chế độ kế toán hộ kinh doanh được hướng dẫn thực hiện tại Thông tư số 88/2021/TT-BTC.

Ngoài ra, cũng có thể thực hiện theo việc lựa chọn áp dụng chế độ kế toán doanh nghiệp nhỏ, phù hợp với đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh và nhu cầu quản lý của hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh.

Việc thực hiện bảo quản, lưu trữ các tài liệu kế toán để nhằm phục vụ cho việc xác định nghĩa vụ thuế của hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh đối với ngân sách nhà nước và công tác quản lý các hộ kinh doanh của cơ quan thuế.

Chế độ kế toán hộ kinh doanh theo thông tư mới nhất hiện nay
Chế độ kế toán hộ kinh doanh theo thông tư mới nhất hiện nay

>> Xem thêm: Nghiệp vụ của kế toán công ty cung cấp dịch vụ gồm những gì?

Chứng từ kế toán

Nội dung của chứng từ kế toán, việc lập, lưu trữ và ký các chứng từ kế toán của hộ kinh doanh được vận dụng và thực hiện theo quy định tại Điều 16, Điều 18, Điều 19 Luật kế toán và có hướng dẫn cụ thể tại phụ lục 1 Thông tư số 88/2021/TT-BTC. Chứng từ kế toán bao gồm các danh mục sau đây:

  • Các chứng từ được quy định theo Thông tư số 88/2021/TT-BTC gồm: Phiếu thu, phiếu chi, phiếu xuất kho, phiếu nhập kho, bảng thanh toán tiền lương và tất cả các khoản thu nhập của người lao động.
  • Nội dung, trình tự lập, hình thức hóa đơn, sử dụng hóa đơn (kể cả những hóa đơn điện tử) đều phải thực hiện theo đúng quy định của pháp luật của thuế.
  • Các chứng từ quy định theo các bộ luật khác như: hóa đơn, giấy nộp tiền vào NSNN, giấy báo nợ, giấy báo có của ngân hàng, ủy nhiệm chi.
Chế độ kế toán hộ kinh doanh về các chứng từ
Chế độ kế toán hộ kinh doanh về các chứng từ

Mục đích sử dụng, biểu mẫu và phương pháp lập các chứng từng này được tiến hành theo hướng dẫn tại phụ lục 1 “Biểu mẫu và phương pháp lập chứng từ kế toán” được ban hành kèm với Thông tư 88/2021/TT-BTC.

Sổ kế toán

Tại Điều 24, Điều 25, Điều 26 của Luật kế toán có chứa đầy đủ Nội dung kế toán, việc mở số, ghi sổ, khóa sổ và lưu trữ sổ kế toán hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh. Hướng dẫn cụ thể có ở Phụ lục 2 “Biểu mẫu và phương pháp ghi sổ kế toán” được ban hành cùng với Thông tư số 88/2021/TT-BTC. 

Các hộ kinh doanh, các cá nhân kinh doanh thực hiện theo Quyết định 169 năm 2000 của Bộ Tài chính thì cần phải sử dụng các sổ kế toán theo danh mục sau đây gồm: 

  • Số chi tiết doanh thu bán hàng hóa, dịch vụ; 
  • Sổ theo dõi tình hình thực hiện nghĩa vụ thuế với NSNN; 
  • Sổ theo dõi tình hình thanh toán tiền lương và các khoản nộp theo tiền lương của người lao động; 
  • Sổ quỹ tiền mặt; 
  • Sổ chi tiết vật liệu, dụng cụ, hàng hóa, sản phẩm; 
  • Sổ chi phí sản xuất kinh doanh; 
  • Sổ tiền gửi ngân hàng. 
Chế độ kế toán hộ kinh doanh về sổ kế toán
Chế độ kế toán hộ kinh doanh về sổ kế toán

Trong trường hợp hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh có nhiều địa điểm kinh doanh khác nhau thì hộ kinh doanh bắt buộc phải mở sổ kế toán để theo dõi chi tiết theo từng địa điểm kinh doanh cho mình.

Xác định doanh thu, chi phí, nghĩa vụ thuế

Tất cả các hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh đều phải chịu đóng thuế theo quy định. Tùy từng lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh của các hộ kinh doanh mà mức thuế sẽ được tính khác nhau. 

Tất cả nêu rõ tại Thông tư 88/2021/TT-BTC có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2022. Quyết định số 169/2000/QĐ-BTC ngày 25/10/2000 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc ban hành luật chế độ kế toán hộ kinh doanh và Quyết định số 131/2002/QĐ-BTC ngày 19/10/2002 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về luật sửa đổi, bổ sung chế độ kế toán hộ kinh doanh sẽ hết hiệu lực từ ngày Thông tư 88/2021/TT-BTC có hiệu lực thi hành.

>> Tham khảo:

Trên đây là những thông tin về chế độ kế toán hộ kinh doanh theo Thông tư mới nhất hiện nay. Hy vọng qua những chia sẻ của Kế toán Thuận Việt, bạn có thể cập nhật kịp thời chính sách thuế và thực hiện đúng pháp luật về kế toán, thuế đối với hộ kinh doanh. Nếu còn thắc mắc và cần tư vấn liên quan đến dịch vụ kế toán, hãy liên hệ với chúng tôi để được giải đáp thắc mắc sớm nhất.

Trả lời