Muốn làm tốt công việc kế toán, chúng ta cần nắm vững những kiến thức kế toán căn bản cũng như các nghiệp vụ và những nguyên lý kế toán đặc thù. Hôm nay, Kế toán Thuận Việt sẽ giới thiệu đến bạn các kiến thức căn bản về kế toán để chúng ta nắm được những vấn đề cốt lõi khi làm công việc này.
Mục lục
Kiến thức kế toán căn bản về nguyên lý kế toán
Thuật ngữ nguyên lý kế toán là nói đến các khái niệm chung và nguyên tắc kế toán cơ bản đồng thời giới thiệu và nghiên cứu chu trình kế toán trong bối cảnh của một tổ chức thương mại (loại hình doanh nghiệp).
Nguyên lý kế toán là gì?
Nguyên lý kế toán theo chuẩn mực kế toán, là công việc ghi chép và tính toán bằng số dưới hình thái giá trị, hiện vật và thời gian lao động, phần lớn dưới hình thái giá trị để biểu thị và kiểm tra hiện trạng, tình hình của các loại tài sản, quá trình và kết quả của hoạt động sản xuất kinh doanh, việc sử dụng các nguồn lực và tài chính của Nhà nước hay của từng tổ chức, doanh nghiệp.
Chúng ta có thể hiểu kế toán là nghệ thuật thu thập, xử lý và phổ biến thông tin về mọi tài sản và sự vận động của chúng (hay mọi thông tin về tài sản và hoạt động kinh tế, tài chính) trong doanh nghiệp. Những công việc này với mục đích cung cấp thông tin liên quan cho việc đưa ra các quyết định kinh tế xã hội và đánh giá hiệu quả của các hoạt động doanh nghiệp.
=> Tóm lại: Kế toán là quá trình thu nhận, xử lý, đánh giá và cung cấp các thông tin kinh tế, tài chính dưới hình thái giá trị tiền tệ, hiện vật và thời gian lao động cho một doanh nghiệp.
Đặc điểm chung
- Kết cấu tổng thể của tài khoản dựa trên cơ sở cân đối kế toán và tính chất động của khoản mục kế toán.
- Tính chất cân đối kế toán thể hiện tổng tài sản luôn bằng tổng vốn chủ sở hữu tại mọi thời điểm (tức là tổng tài sản luôn bằng tổng nguồn vốn).
Kiến thức kế toán căn bản về đơn vị tính
- Đơn vị tính toán là Đồng Việt Nam.
- Nếu nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh bằng ngoại tệ thì phải được chứng từ vừa bằng nguyên tệ vừa bằng đồng Việt Nam theo tỷ giá hối đoái hiện hành hoặc quy đổi theo tỷ giá hối đoái. Ngoại tệ không có tỷ giá hối đoái với đồng Việt Nam thì phải quy đổi ra ngoại tệ có tỷ giá hối đoái với đồng Việt Nam.
- Đơn vị kế toán chủ yếu thu và chi bằng ngoại tệ được sử dụng đơn vị tiền tệ hạch toán do Bộ Tài chính quy định, nhưng phải quy đổi ra đồng Việt Nam khi lập báo cáo tài chính để sử dụng tại Việt Nam.
- Đơn vị đo lường chính thức của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là đơn vị hiện vật và đơn vị đo thời gian; nếu sử dụng các đơn vị đo lường khác thì phải dịch ra đơn vị đo lường chính thức của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Kiến thức kế toán căn bản về chứng từ kế toán
Sau đây chúng ta hãy cùng tìm hiểu kiến thức kế toán căn bản về chứng từ kế toán là gì và các loại chứng từ phổ biến trong kế toán:
Chứng từ kế toán là gì?
Chứng từ kế toán là sự xác nhận dứt khoát về các nghiệp vụ kinh tế, tài chính đã phát sinh và đang được thực hiện. Chứng từ kế toán là bước đầu tiên trong quy trình kế toán, nó có chức năng:
- Bằng chứng về các giao dịch kinh tế mới.
- Căn cứ ghi sổ kế toán.
- Mọi mâu thuẫn, khiếu nại, tố cáo phải được giải quyết trên cơ sở kinh tế.
- Quản lý và giám sát quy trình kinh tế.
>> Tham khảo: Khám phá nghiệp vụ kế toán tổng hợp đầy đủ, chi tiết nhất
Các loại chứng từ kế toán
Chứng từ kế toán bắt buộc
Đây là loại chứng từ có giá trị tính như tiền: séc, biên lai thu tiền, tín phiếu, công trái, trái phiếu, hóa đơn GTGT, và các chứng từ kế toán bắt buộc khác.
Cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định các mẫu chứng từ bắt buộc có nội dung, kết cấu về hình thức mà đơn vị kế toán phải tuân thủ chặt chẽ về hình thức, nội dung, cách ghi chỉ tiêu và được áp dụng thống nhất cho đơn vị kế toán hoặc từng đơn vị kế toán.
Chứng từ kế toán hướng dẫn
Đây là chứng từ kế toán theo mẫu do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định; ngoài các thông tin ghi trên biểu mẫu, đơn vị kế toán có thể bổ sung thêm các chỉ tiêu hoặc sửa đổi biểu mẫu để phù hợp với yêu cầu ghi chép và quản lý của đơn vị.
Chứng từ điện tử
Chứng từ kế toán điện tử có các nội dung như chứng từ kế toán thông thường và được thể hiện dưới dạng dữ liệu điện tử đã được mã hóa, không bị sửa đổi khi truyền qua mạng máy tính hoặc trên vật mang dữ liệu như băng từ, đĩa từ, thẻ thanh toán.
Người sử dụng có thể in chứng từ điện tử thành chứng từ giấy có giá trị lưu giữ để ghi sổ, theo dõi, kiểm tra,… nhưng không có giá trị thanh toán, giao dịch tại thời điểm hạch toán kế toán.
Kiến thức kế toán căn bản về tài khoản kế toán
Tài khoản kế toán dùng để phân loại và phản ánh liên tục, có phương pháp cho từng đối tượng kế toán riêng biệt phát sinh trong tổ chức thông qua các hoạt động kinh tế.
Chế độ kế toán doanh nghiệp mới nhất theo Thông tư 200/2014/TT-BTC được áp dụng cho các doanh nghiệp thuộc mọi ngành nghề và thành phần kinh tế. Các doanh nghiệp nhỏ và vừa thực hiện hạch toán kế toán theo chế độ kế toán áp dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa có thể sử dụng nội dung Thông tư này.
Kiến thức kế toán căn bản về sổ kế toán
Sổ kế toán được ghi chép một cách có phương pháp các giao dịch kế toán tài chính xảy ra xuyên suốt theo thời gian cũng như theo đối tượng. Điều cần thiết nhất trong công việc kế toán là nắm chắc sổ sách để phản ánh nhanh các nghiệp vụ mới; nó là nguồn số liệu quan trọng nhất để phục vụ cho việc lập báo cáo tài chính.
>> Xem thêm:
- Khóa học kế toán tổng hợp đầy đủ tại TPHCM
- Khóa học báo cáo thuế chuyên nghiệp
- Khóa học tiền lương – BHXH giá rẻ TPHCM
Bài viết trên nêu bật những thông tin về các kiến thức kế toán căn bản mà người làm kế toán cần biết. Hy vọng bạn đã nắm bắt tốt những trọng điểm trong chủ đề này. Hãy theo dõi Kế toán Thuận Việt để biết thông tin về các khóa đào tạo kế toán thực hành chất lượng cao và giải đáp các thắc mắc liên quan.