Kế toán công là gì? Sự khác nhau giữa kế toán công và kế toán doanh nghiệp

Kế toán công là một thuật ngữ không quá xa lạ đối với chúng ta. Tuy nhiên không phải ai cũng có thể hiểu đúng và toàn diện về kế toán công. Vậy kế toán công là gì? Sự khác nhau giữa kế toán công và kế toán doanh nghiệp là gì? Hãy cùng Kế toán Thuận Việt tìm hiểu rõ vấn đề này thông qua bài viết bên dưới đây nhé!

Kế toán công là gì?

Kế toán công là thuật ngữ chỉ bộ phận kế toán làm việc tại tổ chức, cơ quan, đơn vị hành chính sự nghiệp. Các đơn vị không hoạt động nhằm mục đích kinh doanh mà chỉ làm việc công cộng nên không đề cập và phân tích đến doanh thu, lợi nhuận. Người làm ở vị trí kế toán công cũng sẽ thực nhiên những công việc tương tự như kế toán doanh nghiệp.

Kế toán công có mối quan hệ mật thiết với tài chính công. Vì thế, đôi khi kế toán công còn đảm nhận nhiệm vụ hỗ trợ công tác đào tạo cho các bộ phận có liên quan nhằm giải quyết các vấn đề tài chính phát sinh trong cơ quan.

Với mục tiêu chính của kế toán công là đào tạo và nâng cao trình độ cho các nhận viên, bộ phận liên quan đến ngành kế toán công, cung cấp các kiến thức cần thiết về quản lý để đáp ứng yêu cầu trong về kinh tế- xã hội trong lĩnh vực công.

Kế toán công là gì?
Kế toán công là gì?

>> Xem thêm: Kế toán thuế là gì? Công việc của kế toán thuế trong doanh nghiệp

Mô tả công việc của kế toán công

Kế toán công trong các tổ chức, đơn vị hành chính sự nghiệp này sẽ thực hiện các công việc như:

  • Thực hiện các nghiệp có tính tương đồng với kế toán doanh nghiệp nhưng không đề cập đến doanh thu, lợi nhuận.
  • Phụ trách quản lý các loại chi phí, tài khoản chung trong các đơn vị và tổ chức.
  • Tham gia và quá trình đào tạo và nâng cao trình độ cho các nhân viên trong các bộ phận có liên quan đến ngành kế toán công. 
  • Cung cấp những kiến thức cần thiết về quản lý chi phí, đáp ứng được các yêu cầu cấp thiết trong lĩnh vực kinh tế – xã hội.

Phân biệt kế toán doanh nghiệp và kế toán công

Sự khác nhau cơ bản nhất giữa kế toán công và kế toán doanh nghiệp đó chính là đối tượng theo dõi và mục đích theo dõi. 

  • Đối với kế toán công thì đối tượng theo dõi là tình hoạt động của các đơn vị, tổ chức xã hội hoạt động không vì lợi nhuận và không nhắm đến mục đích kiểm tra, theo dõi doanh thu và lợi nhuận của các đối tượng theo dõi.
  • Đối với kế toán doanh nghiệp thì đối tượng theo dõi chính là tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp với mục đích là theo dõi tình hình kinh doanh để phân tích được chi phí, doanh thu và lợi nhuận phát sinh. Từ đó tổng hợp bảng số liệu cụ thể xác định mức lợi nhuận thu về để làm cơ sở đưa ra các quyết định, phương án đầu tư, phát triển kinh doanh nhằm mục đích nâng cao hiệu quả lợi nhuận cho doanh nghiệp.

Một số câu hỏi liên quan đến kế toán công

Cơ hội nghề nghiệp của kế toán công

Nhiều năm trước, kế toán công vẫn là một khái niệm khá mơ hồ và ít được biết đến. Tuy nhiên vài năm trở lại đây, cùng với sự phát triển của kinh tế – xã hội mà kế toán công được nhiều người biết đến và dần trở thành mục tiêu theo đuổi nghề nghiệp của nhiều người. 

Chuyên ngành kế toán công là một chuyên ngành khá khó và vất vả đối với sinh viên theo học. Tuy nhiên cơ hội việc làm cho vị trí này rất rộng mở. 

Trong điều kiện thuận lợi, sau khi tốt nghiệp chuyên ngành kế toán công thì bạn có thể nộp đơn ứng tuyển vào các cơ quan, tổ chức, đơn vị hành chính sự nghiệp nhà nước hoặc chính phủ hoăc các cơ quan, tổ chức phi chính phủ với vai trò là viên chức các cấp xã, phường, thị trấn, tỉnh, thành phố. 

Nhân viên kế toán công chủ yêu sẽ phụ trách các mảng có liên quan đến quản lý chi phí và các tài khoản chung trong đơn vị. Chính vì thế, bạn cũng có cơ hội được làm việc tại các cơ quan hải quan, cơ quan thuế địa phương hoặc kho bạc nhà nước. 

Không chỉ thể, bởi kế toán công có nhiều điểm tương đồng trong nghiệp vụ kế toán doanh nghiệp. Vì thế, nếu không làm việc tại các cơ quan, đơn vị hành chính sự nghiệp nhà nước thì bạn hoàn toàn có thể ứng tuyển vào các doanh nghiệp, công ty sản xuất trong vai trò như kế toán viên, kế toán tổng hợp, kế toán công nợ, kế toán doanh thu hoặc kế toán trưởng (nếu sở hữu các chứng chỉ cần thiết liên quan đến kế toán và có kinh nghiệm cao trong kế toán).

Cơ hội của nghề kế toán công trong tương lai
Cơ hội của nghề kế toán công trong tương lai

Học gì để làm kế toán công?

Kế toán công trong nhiều năm trở lại đây đang là một ngành nhận được nhiều sự quan tâm của sinh viên. Chuyên ngành đào tạo kế toán công ở các trường đại học sẽ cung cấp và trang bị cho sinh viên các kiến thức tổng hợp, sát với thực tế để sinh viên có thể làm việc tại nhiều cơ quan, tổ chức khác nhau sau khi tốt nghiệp. Nội dung đào tạo có thể tham khảo như sau:

  • Kế toán công bao gồm các kiến thức liên quan đến kế toán nói chung, kế toán về các khoản thu – chi phát sinh trong đơn vị, kế toán các khoản thanh toán công, nguồn chi phí. 
  • Kiến thức liên quan đến tài chính công, phương pháp quản lý tài chính trong các tổ chức này, quản lý thu chi cho ngân sách kho bạc nhà nước.
  • Kế toán và tài chính doanh nghiệp cũng sẽ được đào tạo. Nguyên lý tài chính, nguyên lý kế toán và phương pháp quản lý vốn lưu động và quản lý dòng tiền trong doanh nghiệp, sự luân chuyển vốn, lợi tức, cách tính các chỉ số tài chính…. 
  • Kiến thức về kiểm toán, cách thức phát hiện lỗi sai trong quy trình kế toán và hạch toán tại đơn vị.

Nhìn chung, sinh viên chuyên ngành kế toán công sẽ được đào tạo bài bản các kiến thức liên quan đến kế toán trong các đơn vị hành chính sự nghiệp và các kiến thức bổ trợ nghề nghiệp.

Trở thành kế toán công bạn cần nắm vững các kiến thức chuyên sâu 
Trở thành kế toán công bạn cần nắm vững các kiến thức chuyên sâu

>> Xem thêm: Trung tâm đào tạo kế toán từ cơ bản đến nâng cao

Mức thu nhập trung bình của kế toán công

Do kế toán công chủ yếu làm trong các cơ quan nhà nước nên được xem là công chức kế toán. Vì thế thu nhập của công chức kế toán sẽ được tính toán theo quy định của nhà nước và xếp theo bảng lương chuyên môn nghiệp vụ. 

Với mức lương cơ cơ là 1.490.000 đồng/tháng thì thu nhập kế toán sẽ tính như sau: 

  • Kế toán viên cao cấp (Mã ngạch 06.029) thì hệ số lương thấp nhất là 5.75 ứng với 8.567.500 đồng/tháng,và cao nhất là 7.55 ứng với mức thu nhập 11.249.500 đồng/tháng.
  • Kế toán viên chính (Mã ngạch 06.030) có hệ số lương thấp nhất 4.00 tương ứng 5.960.000 đồng/tháng và hệ số cao nhất là 6.38 ứng với 9.506.200 đồng/tháng.
  • Kế toán viên (mã ngạch 06.031) có hệ số lương thấp nhất 2.34 (mức thu nhập 3.486.600 đồng/tháng) và hệ số cao nhất 4.98 (mức thu nhập 7.420.200 đồng/tháng).
  • Kế toán viên trung cấp (mã ngạch 06.032) có hệ số lương thấp nhất 2.1 (mức thu nhập là 3.120.000 đồng/tháng) và cao nhất là 4.89 (mức thu nhập 7.286.100 đồng/tháng).

Trên đây là toàn bộ bài viết “Kế toán công là gì? Sự khác nhau giữa kế toán công và kế toán doanh nghiệp”Kế toán Thuận Việt  đã tổng hợp giúp bạn đọc có thể hiểu được khái niệm về kế toán công là gì, cơ hội làm việc của kế toán công trong tương lai. Nếu bạn có thêm thắc mắc có thể liên lạc với Kế toán Thuận Việt  để được tư vấn và giải đáp nhanh nhất.

>> Xem thêm: Dịch vụ kế toán thuế trọn gói tại TP.HCM
>> Xem thêm: Khóa học báo cáo thuế

Trả lời