Ngành kế toán là gì? Nhắc đến ngành Kế toán, chắc hẳn nhiều bạn sẽ chỉ nghĩ đến những công việc thống kê các khoản thu – chi cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, công việc của một kế toán viên không đơn giản như vậy. Với vai trò quan trọng trong doanh nghiệp người kế toán có trách nhiệm cần phải thực hiện những công việc gì. Hãy cùng Kế toán Thuận Việt tìm hiểu ngay sau đây.
Mục lục
Ngành kế toán là gì?
Hãy theo dõi bài viết để có thể hiểu hơn được về ngành kế toán là gì:
Ngành kế toán là gì?
Kế toán (tiếng Anh: Accounting) là việc ghi nhận và lưu giữ tất cả những gì xảy ra xuyên suốt các hoạt động của doanh nghiệp. Để căn cứ vào đó đánh giá và xây dựng báo cáo về tình hình hoạt động trình ban giám đốc doanh nghiệp.
Theo VCCI thì “Kế toán là quá trình thu thập, phân tích và tổng hợp thông tin về tình trạng tài sản và sự phát triển của tài sản (hay toàn bộ thông tin về tài sản và các hoạt động kinh tế tài chính) trong doanh nghiệp để cung cấp những thông tin cần thiết phục vụ cho ban hành các quyết định quản lý kinh tế – xã hội và đánh giá hiệu quả của mọi hoạt động trong doanh nghiệp”.
Các loại kế toán hiện nay
- Kế toán phi chính phủ
- Kế toán pháp y
- Kế toán tài chính
- Kế toán quản trị
- Kế toán dự án
- Kế toán chi phí
- Kế toán xã hội
- Kiểm toán
Những thuận lợi và khó khăn của ngành kế toán là gì?
Ngành kế toán không hề có dấu hiệu hạ nhiệt khi các doanh nghiệp vẫn có nhu cầu tuyển người cả về kinh nghiệm lẫn năng lực chuyên môn. Trong mọi lĩnh vực, mọi ngành nghề luôn cần người quản lý tài chính, do vậy kế toán có thể làm ở khắp mọi nơi với mức thu nhập cực kỳ hấp dẫn.
Mặc dù cơ hội việc làm lớn, nhưng cũng vì vậy nên tính cạnh tranh trong ngành cực kỳ cao. Muốn trở thành kế toán giỏi, bạn cũng cần phải có nhiều loại bằng hoặc chứng chỉ khác. Ngoài ra, công việc phải tiếp xúc với nhiều con số mỗi ngày nên bạn sẽ không thoát được cảm giác bị stress.
Điều kiện cần có để trở thành một kế toán viên
Để có thể trở thành 1 kế toán viên, người ứng tuyển cần có những điều kiện sau đây.
Trình độ học vấn
Làm việc tại một vị trí quan trọng trong công ty, vậy nên kế toán viên cần phải có đầy đủ bằng cấp và chứng chỉ chuyên ngành. Vừa là người làm về những lĩnh vực kinh tế, kế toán viên cần phải nắm vững được kiến thức chuyên ngành, kĩ năng xây dựng bảng báo cáo, tổng hợp và phân tích số liệu.
Thành thạo tin học văn phòng
Công việc mỗi ngày của kế toán là dùng Excel để viết báo cáo tài chính, hay Word và nhiều phần mềm, công cụ hỗ trợ làm việc khác. Vì vậy mà nhân viên kế toán phải dùng được máy vi tính, đặc biệt là thông thạo tin học văn phòng để giúp cho công việc được thực hiện nhanh và chính xác hơn nữa.
Kỹ năng phân tích và thống kê dữ liệu
Đây chính là bản chất của công việc kế toán. Do đó, kế toán viên cần biết cách thu thập thông tin về mọi thứ một cách chính xác. Từ những số liệu có được, tiến hành phân tích để đưa ra một báo cáo tổng quan hoặc chi tiết nhất tùy theo yêu cầu của cấp trên.
>> Xem thêm: Công việc của kế toán phải làm hàng ngày tại doanh nghiệp
Cơ hội việc làm dành cho người học kế toán
Hiện nay, tại bất cứ doanh nghiệp nào cho dù to hoặc bé cũng cần có một vị trí kế toán. Khi đó vị trí kế toán là cơ hội tốt cho những bạn sinh viên hiện nay với mức thu nhập rất cao, thậm chí trên mức trung bình, tùy theo năng lực của bạn
Kế toán viên
Ngay khi có những con số, kế toán viên sẽ là người thu thập và xử lý mọi thông tin cần thiết. Đây được coi là một trong các kỹ năng cơ bản nhất làm nền tảng cho những công việc sau này.
Giám sát kế toán
Tuy là không phải thực hiện các công việc của kế toán viên nhưng giám sát kế toán cũng có nghĩa vụ làm một phần lớn công việc. Giám sát kế toán sẽ quan sát và giúp đỡ các nhân viên của mình nhằm thực hiện tốt công việc.
Quản lý kế toán
Chịu trách nhiệm lập báo cáo các khoản chi theo quy định, nhưng quản lý kế toán thì không chịu trách nhiệm này. Ngoài ra, quản lý kế toán cũng sẽ phụ trách xem xét những hồ sơ chứng từ có liên quan của doanh nghiệp, công ty.
Kiểm soát viên tài chính
Giữ vai trò hàng đầu và quyết định về kế toán. Họ giám sát và đảm bảo rằng các hồ sơ, chứng từ được lưu giữ phù hợp và chịu trách nhiệm giúp cho mọi hoạt động kế toán của một tổ chức diễn ra thuận lợi.
Qua đây chúng ta cũng hiểu rõ về ngành kế toán là gì, điều kiện cũng như cơ hội việc làm của ngành nghề này. Hy vọng với những thông tin mà Thuận Việt cung cấp ở trên đã giúp ích được cho bạn trong việc lựa chọn và định hướng nghề nghiệp của chính mình.