Kế toán dự phòng giảm giá hàng tồn kho mới nhất 2022

Dự phòng giảm giá hàng tồn kho là một trong những công việc quan trọng của một kế toán viên. Vậy kế toán dự phòng giảm giá hàng tồn kho là gì? Việc trích lập và xử lý các khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho đối với mỗi doanh nghiệp được tiến hành ra sao? Cùng Kế toán Thuận Việt giải quyết những vấn đề này ngay sau đây.

Xem thêm:

Thế nào là kế toán dự phòng giảm giá hàng tồn kho?

Giảm giá là một chiến lược tiếp thị được nhiều doanh nghiệp áp dụng khi bán hàng để có thể tăng doanh số, mở rộng thị phần của mình hoặc lôi kéo thêm được khách hàng mới. 

Hàng tồn kho là những mặt hàng được doanh nghiệp giữ lại trong kho để bán ra sau cùng. Do đó, hàng tồn kho là sự liên kết giữa việc sản xuất và bán sản phẩm, chiếm tỷ trọng rất lớn và có vai trò quan trọng trong sản xuất kinh doanh.

Kế toán dự phòng giảm giá hàng tồn kho là dự phòng khi có sự suy giảm về giá trị thuần của hàng hóa có thể thực hiện được thấp hơn so với giá vốn hàng bán.

Thế nào là kế toán dự phòng giảm giá hàng tồn kho?
Thế nào là kế toán dự phòng giảm giá hàng tồn kho?

Kế toán dự phòng giảm giá hàng tồn kho được lập vào thời điểm nào?

Thời điểm bắt đầu dự phòng giảm giá hàng tồn kho là lúc trích lập và hoàn nhập các khoản dự phòng hay chính là thời điểm lập báo cáo tài chính năm. Việc lập các khoản kế toán dự phòng giảm giá hàng tồn kho để thực hiện mục đích là lập và trình bày báo cáo tài chính của các doanh nghiệp thực hiện theo pháp luật về kế toán.

Các doanh nghiệp sẽ không trích lập dự phòng rủi ro cho các khoản đầu tư nước ngoài. Khoản dự phòng này được tính vào chi phí và được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế của doanh nghiệp để bù đắp những tổn thất có thể xảy ra ở kì hay năm tiếp theo.

Kế toán dự phòng giảm giá hàng tồn kho được lập vào thời điểm nào?
Kế toán dự phòng giảm giá hàng tồn kho được lập vào thời điểm nào?

Đối tượng lập kế toán dự phòng giảm giá hàng tồn kho

Đối tượng nằm trong mục lập kế toán dự phòng giảm giá hàng tồn kho thường là nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ, hàng hóa,… mà giá gốc ghi trên sổ cao hơn giá trị thuần khi bán ra. Bên cạnh đó, các đối tượng này cũng phải đảm bảo được các điều kiện sau:

  • Có chứng từ, hóa đơn hợp pháp theo quy định của Bộ Tài Chính hoặc các bằng chứng hợp pháp khác chứng minh giá vốn của hàng tồn kho.
  • Các đối tượng này vẫn là hàng tồn kho thuộc sở hữu của doanh nghiệp vào thời điểm lập báo cáo tài chính của năm.

Cách tính dự phòng hàng tồn kho giảm giá

Mức trích dự phòng giảm giá hàng tồn kho = (Lượng hàng tồn kho thực tế tại thời điểm lập báo cáo tài chính năm x Giá gốc hàng tồn kho theo sổ kế toán) – Giá trị thuần có thể thực hiện được của hàng tồn kho.

Trong đó: 

  • Giá gốc hàng tồn kho được tính theo quy định tại Chuẩn mực kế toán số 02 – Hàng tồn kho ban hành kèm theo Quyết định số 149/2001/QĐ-BTC ngày 31/12/2001.
  • Giá trị thuần của hàng tồn kho = Giá bán ước tính của hàng tồn kho trong kỳ sản xuất, kinh doanh tại thời điểm lập báo cáo tài chính năm – Chi phí ước tính để hoàn thành sản phẩm và tiêu thụ chúng.
Cách tính dự phòng hàng tồn kho giảm giá
Cách tính dự phòng hàng tồn kho giảm giá

Hạch toán dự phòng giảm giá hàng tồn kho

Việc hạch toán dự phòng giảm giá hàng tồn kho sẽ được thực hiện theo Thông tư 200 & Thông tư 133

a) Khi lập Báo cáo tài chính, nếu số dự phòng giảm giá hàng tồn kho phải lập kỳ này lớn hơn số đã trích lập từ các kỳ trước, kế toán trích lập bổ sung phần chênh lệch, ghi:

  • Nợ TK 632 – Giá vốn hàng bán
  • Có TK 229 – Dự phòng tổn thất tài sản (2294).

b) Khi lập Báo cáo tài chính, nếu số dự phòng giảm giá hàng tồn kho phải lập kỳ này nhỏ hơn số đã trích lập từ các kỳ trước, kế toán hoàn nhập phần chênh lệch, ghi:

  • Nợ TK 229 – Dự phòng tổn thất tài sản (2294)
  • Có TK 632 – Giá vốn hàng bán.

c) Kế toán xử lý khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho đối với vật tư, hàng hóa bị hủy bỏ do hết hạn sử dụng, mất phẩm chất, hư hỏng, không còn giá trị sử dụng, ghi:

  • Nợ TK 229 – Dự phòng tổn thất tài sản (số được bù đắp bằng dự phòng)
  • Nợ TK 632 – Giá vốn hàng bán (nếu số tổn thất cao hơn số đã lập dự phòng)
  • Có các TK 152, 153, 155, 156.

d) Kế toán xử lý khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho trước khi doanh nghiệp 100% vốn nhà nước chuyển thành công ty cổ phần: Khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho sau khi bù đắp tổn thất, nếu được hạch toán tăng vốn nhà nước, ghi:

  • Nợ TK 229 – Dự phòng tổn thất tài sản (2294)
  • Có TK 411 – Vốn đầu tư của chủ sở hữu. 
Hạch toán dự phòng giảm giá hàng tồn kho
Hạch toán dự phòng giảm giá hàng tồn kho

Tổng hợp quy định xử lý hàng tồn kho đã được trích lập dự phòng

  • Hàng tồn kho do dịch bệnh, thiên tai, hỏa hoạn, lạc hậu kỹ thuật, hư hỏng, hết hạn sử dụng, không còn giá trị sử dụng… phải được hủy bỏ, thanh lý.
  • Thẩm quyền xử lý: Doanh nghiệp có thể thành lập Hội đồng xử lý hoặc thuê tổ chức tư vấn có khả năng thẩm định giá để xác định giá trị của số hàng tồn kho sẽ bị hủy bỏ.
  • Giá trị tổn thất thực tế của hàng tồn kho không được thu hồi mà đã có quyết định xử lý sẽ được bù đắp bằng nguồn dự phòng giảm giá hàng tồn kho. Phần chênh lệch này sẽ được kế toán viên hạch toán vào giá vốn hàng bán của doanh nghiệp.

Trên đây là toàn bộ những thông tin về kế toán dự phòng giảm giá hàng tồn khoKế toán Thuận Việt đã chi sẻ. Với những kiến thức này, bạn chắc chắn có thể xử lý công việc dễ dàng hơn. Theo dõi chúng tôi để biết thêm nhiều thông tin hữu ích nhé! 

Trả lời