Không chỉ những các bạn sinh viên lựa chọn ngành kế toán mà cũng có khá nhiều kế toán viên còn chưa thể hiểu rõ công việc của kế toán tổng hợp là như thế nào. Gần như bất kỳ loại hình công ty, doanh nghiệp nào cũng cần có người đảm nhận vị trí kế toán tổng hợp bên cạnh kế toán trưởng. Trong bài viết hôm nay, Kế toán Thuận Việt sẽ chia sẻ và cung cấp các thông tin chi tiết nhất về vị trí công việc kế toán tổng hợp này!
Mục lục
Kế toán tổng hợp là gì?
Kế toán tổng hợp (General Accountant) là vị trí có nhiệm vụ thu thập, tổng hợp, phân tích, ghi chép và đánh giá một cách toàn diện về số liệu, dữ liệu, thông tin trên các tài khoản, sổ sách kế toán, báo cáo lãi lỗ và báo cáo tài chính theo từng kỳ kế toán của doanh nghiệp.
Hay nói một cách khác, công việc của kế toán tổng hợp là chịu trách nhiệm chung đối với số liệu và dữ liệu chi tiết được tổng hợp trên nhiều loại sổ sách kế toán, nó có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc xử lý tất cả những vấn đề tài chính, ra quyết định kinh tế của doanh nghiệp.
Nhiệm vụ và công việc của kế toán tổng hợp
Trong công việc của kế toán tổng hợp tại doanh nghiệp sẽ có các nhiệm vụ sau:
- Thu thập, tổng hợp và xử lý các số liệu kế toán liên quan đến những hoạt động kinh tế phát sinh hàng kỳ của doanh nghiệp bao gồm: Phiếu chi, phiếu thu, hóa đơn, phiếu xuất, phiếu nhập,… Sau đó sẽ kiểm tra tính xác thực và hợp lệ của những chứng từ liên quan đến từng nghiệp vụ kinh tế pháp sinh, đồng thời ghi tài khoản vào hệ thống sổ sách liên quan.
- Hạch toán chi phí, doanh thu, thuế GTGT, khấu hao, công nợ, tài sản cố định, tài sản,… và báo cáo thuế, lập quyết toán thuế.
- In sổ kế toán tổng hợp hướng dẫn chi tiết đến doanh nghiệp.
- Đối chiếu số liệu giữa các đơn vị trong dữ liệu tổng hợp và dữ liệu chi tiết.
- Lưu trữ, sắp xếp và sử dụng các chứng từ, sổ sách theo đúng quy định pháp luật.
- Kiểm tra từng mục khoản, hạch toán nghiệp vụ phát sinh, việc đối chiếu giữa các sổ sách và chứng từ.
- Theo dõi việc quản lý công nợ, giúp nhà quản lý nắm bắt rõ tình hình lãi – lỗ của doanh nghiệp, tình hình huy động vốn từ ngân hàng. Từ đó, đề xuất cho phép doanh nghiệp lập dự phòng để xử lý khoản phải thu khó trả của công ty.
Mục đích công việc của kế toán tổng hợp
Kế toán tổng hợp có ý nghĩa đặc biệt quan trọng với các loại hình công ty, doanh nghiệp. Hầu hết mọi doanh nghiệp đều cần có một kế toán tổng hợp nhằm xử lý toàn bộ những công việc liên quan về tài chính, các nghiệp vụ kinh tế phát sinh một cách chuẩn xác và cẩn thận nhất.
Công việc của kế toán tổng hợp cung cấp cho doanh nghiệp những thông tin từ hoạt động sản xuất kinh doanh đang xảy ra của doanh nghiệp cũng như theo dõi mọi diễn biến thị trường chứng khoán để giúp quản lý và giám đốc có những quyết sách kinh tế đưa doanh nghiệp đến hiệu quả cao hơn.
Mô tả công việc của kế toán tổng hợp
Nhằm giúp người quản lý, giám đốc nắm bắt tốt hơn tình hình hoạt động sản xuất và kinh doanh của doanh nghiệp, những công việc của kế toán tổng hợp cần phải thực hiện như sau:
Công việc của kế toán tổng hợp hàng ngày
- Hướng dẫn nhân viên kế toán khác về cách thức điều hành những hoạt động trong nhóm và trả lời thắc mắc xoay quanh công việc.
- Thu thập, tổng hợp, xử lý, nhập thông tin, số liệu kế toán, lập chứng từ kế toán và các nghiệp vụ kinh tế phát sinh bao gồm:
- Những hoạt động liên quan trong quá trình kinh doanh sản xuất
- Hạch toán những khoản doanh thu, chi phí, khấu hao, lãi, công nợ phải trả, tiền vốn, thuế GTGT và những khoản khác liên quan,…
- Theo dõi việc quản lý công nợ, khấu hao, tồn kho của doanh nghiệp.
- Theo dõi việc tính toán, kết chuyển giá vốn hàng bán theo từng sản phẩm; giá thành xuất kho; tỷ lệ hao hụt nguyên liệu, CCDC đính kèm và chi phí sản xuất dở dang.
- Kiểm tra và theo dõi việc quản lý hàng tồn kho (Nhập – Xuất – Tồn kho) , tiền tồn kho, chi phí nhập kho,… tại các kho qua kế toán tổng hợp kho.
Công việc của kế toán tổng hợp hàng tháng
- Theo dõi, giám sát số liệu sản phẩm trên báo cáo kho định kỳ hàng tháng và định mức giá trị sản phẩm.
- Tính tiền lương, phụ cấp đối với cán bộ, nhân viên và thực hiện các khoản trích theo quy định về BHYT, BHXH, BHTN…
- Lập bảng phân bổ lại chi phí trả trước ngắn, dài,, nguyên liệu,… và hạch toán những khoản phân bổ đó
- Kế toán tổng hợp kiểm kê tài sản TSCĐ định kỳ 6 tháng.
- Đối chiếu, kiểm tra và cung cấp số liệu chi tiết từng khoản trả trước, trích trước, phân bổ hàng tháng.
- Thực hiện các bước phân bổ và kết xuất để đưa vào báo cáo kết quả kinh doanh.
- Lập hồ sơ Báo cáo Thuế theo quy định pháp luật: Lập tờ khai thuế GTGT, TNDN, tờ khai Lệ phí trước bạ,…
- Theo dõi và đối chiếu, kiểm tra việc lập bảng kê hoá đơn GTGT đầu ra, đầu vào, thuế TNCN, thuế TNDN,…
- Lập các Báo cáo Định kỳ theo yêu cầu quản lý của giám đốc bao gồm: Báo cáo tổng hợp (báo cáo tài chính, báo cáo doanh thu, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh,…)
>> Tham khảo: Ngành kế toán là gì? Yêu cầu để trở thành một kế toán viên như thế nào?
Công việc của kế toán tổng hợp hàng quý
Kế toán tổng hợp sẽ làm công việc sau mỗi quý như:
- Nếu DN đủ điều kiện kê khai thuế GTGT theo quý thì kế toán tổng hợp lập tờ khai thuế GTGT và TNCN theo quý.
- Kế toán tổng hợp sẽ tính số tiền thuế TNDN (Nếu có phát sinh phải đi nộp tiền thuế TNDN).
- Lập báo cáo tình hình phát hành hóa đơn quý.
- Lập các báo cáo tài chính (theo yêu cầu của quản lý).
- Tổng hợp các số liệu hạch toán từ các tài khoản phải thu, phải trả để tính giá thành xuất kho, tính giá vốn hàng bán, tính các loại thuế buộc phải nộp và lập bảng cân đối số phát sinh của từng tài khoản.
- Kiểm tra, đối chiếu số liệu chi tiết các mục với chứng từ, sổ sách, sổ kế toán chi tiết, sổ cái.
Công việc của kế toán tổng hợp hàng năm
Công việc của kế toán tổng hợp hàng năm sẽ tập trung chủ yếu ở đầu năm đến cuối năm như sau:
Đầu năm
- Nộp tiền phí môn bài (đối với các doanh nghiệp đang hoạt động).
- Nộp tờ khai thuế môn bài và tiền thuế môn bài theo quy định (đối với các công ty, doanh nghiệp mới hoạt động).
- Thực hiện một số bút toán đầu năm tài chính mới bao gồm: kết chuyển lãi lỗ của năm tài chính cũ.
- Hạch toán chi phí thuế môn bài năm tài chính mới.
Cuối năm
- Kiểm tra sự đồng bộ giữa số liệu kế toán chi tiết và tổng hợp với chứng từ, sổ sách, sổ kế toán.
- Kiểm tra số dư cuối kỳ có khớp và không trùng với những số liệu trong báo cáo chi tiết.
- Lập bảng cân đối số nghiệp vụ phát sinh tài khoản năm để đưa lên bản báo cáo.
- Lập tờ khai nộp thuế TNDN và TNCN, thuế GTGT.
- Lập báo cáo tài chính, lập báo cáo thường niên, lập báo cáo kết quả kinh doanh,…
- In sổ sách theo quy định (sổ quỹ, kế toán, báo cáo xuất nhập tồn kho, sổ chi tiết, phiếu thu chi,…).
Trên đây là thông tin chi tiết về công việc của kế toán tổng hợp mà Kế toán Thuận Việt đã chia sẻ cho bạn. Ngoài ra, để có thể hoàn thành tốt công việc của kế toán tổng hợp, bạn nên cố gắng trau dồi kiến thức và kỹ năng mỗi ngày bằng cách tham gia khóa học kế toán uy tín, chất lượng.