Chế độ kế toán doanh nghiệp siêu nhỏ mới nhất

Chế độ kế toán doanh nghiệp siêu nhỏ cần biết những điều gì để đảm bảo quyền lợi và thực hiện đúng nghĩa vụ của mình? Hãy cùng Kế toán Thuận Việt tham khảo qua bài viết bên dưới nhé, chúng tôi sẽ có hướng dẫn chi tiết cho bạn.

1. Doanh nghiệp siêu nhỏ là gì?

Có thể bạn đã biết, doanh nghiệp vừa và nhỏ là doanh nghiệp sở hữu 50% vốn điều lệ từ Nhà nước, hoặc là doanh nghiệp liên doanh, hợp tác xã, công ty đại chúng,… Thế doanh nghiệp siêu nhỏ là gì?

Theo Nghị định 39/2018/NĐ-CP, doanh nghiệp được xếp vào loại siêu nhỏ khi thỏa mãn đủ các điều kiện sau:

“Là những doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ, thương mại có số người tham gia lao động có bảo hiểm xã hội dưới 10 người, đồng thời tổng doanh thu hàng năm của công ty dưới 10 tỷ và tổng nguồn vốn dưới 3 tỷ.”

“Những doanh nghiệp siêu nhỏ hoạt động trong lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp có số người tham gia lao động có bảo hiểm xã hội dưới 10 người. Doanh thu hàng năm của công ty dưới 3 tỷ và tổng nguồn vốn dưới 3 tỷ.”

Doanh nghiệp siêu nhỏ vẫn có chế độ kế toán riêng, có địa điểm kinh doanh riêng hoặc thậm chí là văn phòng ảo.

che-do-ke-toan-doanh-nghiep-dieu-nho-3

Doanh nghiệp siêu nhỏ là gì?

2. Chế độ kế toán doanh nghiệp siêu nhỏ

Trong vòng 1 năm tài chính, doanh nghiệp siêu nhỏ cần áp dụng chế độ kế toán nhất quán. Nếu muốn thay đổi, doanh nghiệp sẽ thay đổi ở năm tài chính tiếp theo.

Chế độ kế toán doanh nghiệp siêu nhỏ được áp dụng dựa theo Thông tư 133/2016/TT-BTC và Thông tư 132/2018/TT-BTC với một số quy định cụ thể về cách tính thuế TNDN và thuế TNCN.

3. Chứng từ, sổ sách kế toán doanh nghiệp siêu nhỏ

Cũng giống như các loại doanh nghiệp khác, doanh nghiệp siêu nhỏ cũng có biểu mẫu chứng từ, sổ sách kế toán phù hợp với loại hình của mình.

  • Về chứng từ:

Doanh nghiệp siêu nhỏ có thể tham khảo tại Điều 4, Thông tư 132/2018/TT-BTC:

“1. Nội dung chứng từ kế toán, việc lập và ký chứng từ kế toán của doanh nghiệp siêu nhỏ thực hiện theo quy định tại Điều 16, Điều 17, Điều 18, Điều 19 Luật kế toán và hướng dẫn cụ thể tại Thông tư này.

2. Nội dung, hình thức hóa đơn, trình tự lập, quản lý và sử dụng hoá đơn (kể cả hóa đơn điện tử) thực hiện theo quy định của pháp luật về thuế.

3. Doanh nghiệp siêu nhỏ được tự xây dựng biểu mẫu chứng từ kế toán phù hợp với đặc điểm hoạt động kinh doanh của mình, đảm bảo rõ ràng, minh bạch, dễ kiểm tra, kiểm soát (trừ hóa đơn bán hàng hóa, dịch vụ). Trường hợp doanh nghiệp siêu nhỏ không tự xây dựng được biểu mẫu chứng từ kế toán cho riêng đơn vị thì có thể áp dụng biểu mẫu và phương pháp lập chứng từ kế toán hướng dẫn tại Phụ lục 1 Thông tư này.”

  • Về sách kế toán:

Doanh nghiệp siêu nhỏ có thể tham khảo tại Điều 5, Thông tư 132/2018/TT-BTC:

“1. Nội dung sổ kế toán, hệ thống sổ kế toán, việc mở sổ, ghi sổ, khóa sổ, lưu trữ sổ kế toán và sửa chữa sổ kế toán tại doanh nghiệp siêu nhỏ được thực hiện theo quy định tại Điều 24, Điều 25, Điều 26, 27 Luật kế toán và hướng dẫn cụ thể tại Thông tư này.

2. Doanh nghiệp siêu nhỏ được tự xây dựng biểu mẫu sổ kế toán phù hợp với đặc điểm hoạt động kinh doanh của mình, đảm bảo rõ ràng, minh bạch, dễ kiểm tra, kiểm soát. Trường hợp doanh nghiệp siêu nhỏ không tự xây dựng được biểu mẫu sổ kế toán cho riêng đơn vị mình thì được áp dụng biểu mẫu và phương pháp ghi chép sổ kế toán hướng dẫn tại Thông tư này.”

che-do-ke-toan-doanh-nghiep-dieu-nho-1

Chế độ kế toán doanh nghiệp siêu nhỏ có đặc điểm riêng

4. Đơn vị tiền tệ trong chế độ kế toán doanh nghiệp siêu nhỏ

Đơn vị tiền tệ chính là Đồng Việt Nam trong các chế độ kế toán doanh nghiệp siêu nhỏ. Tuy nhiên, nếu doanh nghiệp muốn thay đổi đơn vị tiền tệ, doanh nghiệp cần đăng ký trước khi bắt đầy năm tài chính mới.

Việc xác định được đơn vị tiền tệ ngay từ ban đầu sẽ giúp các hoạt động thu chi, xuất nhập khẩu diễn ra suôn sẻ hơn. Nếu doanh nghiệp có dự định phát hành cổ phiếu, trái phiếu, doanh nghiệp lại càng cân nhắc khi quyết định sử dụng đơn vị tiền tệ nào.

5. Thực hiện báo cáo tài chính cho doanh nghiệp siêu nhỏ

Khi áp dụng chế độ kế toán doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp cần phải lập và bộp lại báo cáo tài chính chậm nhất trong 90 ngày, kể từ ngày kết thúc năm tài chính. Báo cáo sẽ được nộp cho cơ quan Thuế, cơ quan Đăng ký kinh doanh và cơ quan Thống kê.

Nếu doanh nghiệp siêu nhỏ nằm trong các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, doanh nghiệp cần nộp báo cáo thêm cho Ban quản lý khu nếu cấp trên có yêu cầu.

che-do-ke-toan-doanh-nghiep-dieu-nho-2

Doanh nghiệp siêu nhỏ ở các khu công nghiệp cần nộp báo cáo cho Ban quản lý

6. Thuế suất dành cho doanh nghiệp siêu nhỏ

  • Thuế môn bài: Doanh nghiệp siêu nhỏ không cần phải nộp thuế môn bài
  • Doanh nghiệp có doanh thu < 3 tỷ: thuế suất áp dụng là 15% (doanh nghiệp có dưới 10 người tham gia bảo hiểm xã hội).
  • Doanh nghiệp có doanh thu từ 3 đến 50 tỷ: thuế suất áp dụng là 17% (doanh nghiệp có dưới 100 người tham gia bảo hiểm xã hội).

Phía trên, chúng tôi đã chia sẻ một vài thông tin về chế độ kế toán doanh nghiệp siêu nhỏ. Nếu bạn cần tư vấn hoặc có thắc mắc về các vấn đề liên quan, hãy liên hệ ngay cho Kế toán Thuận Việt để được tư vấn và giải đáp nhé!

Trả lời