LƯU Ý ĐỂ THỰC HIỆN QUYẾT TOÁN CUỐI NĂM 

Để tiến hành đến các bước cuối cùng của công việc quyết toán cuối năm. Kế toán cần phải thực hiện các công việc qua một quá trình như sau.
1. Tiền mặt:
  • Làm biên bản kiểm kê quỹ
  • Kiểm tra có nghiệp vụ nào chi trả tiền có hóa đơn từ 20 triệu không?
  • Tồn quỹ có lớn quá? Bất hợp lý không? Lưu ý: chỉ ảnh hưởng về thuế TNDN khi bạn có chi phí lãi vay.
2. Tiền gửi:
  • Đã đối chiếu xác nhận số dư tiền gửi chưa, đối chiếu sổ phụ khớp chưa?
  • Chi phí chuyển tiền, các phí cà thẻ thanh toán đều có hóa đơn --> Lưu ý nhớ lấy về để lưu chứng từ.
3. Thuế VAT đầu vào
  • Đối chiếu số phát sinh tờ khai và số PS nợ TK 133: đã khớp chưa?
  • Kết chuyển chỉ tiêu 43 có khớp với chỉ tiêu 22 kỳ sau không?
  • Hóa đơn chứng từ hợp lê không: Mã số thuế, tên công ty, địa chỉ, thuế suất?
  • Rà soát điều kiện được khấu trừ đã được chưa: hình thức thanh toán đã chính xác chưa; VAT hàng nhập khẩu đã có chứng từ nộp tiền chưa? Bù trừ công nợ có quy định trong hợp đồng không (lưu ý trong trường hợp hóa đơn từ 20 triệu đ)?
  • Kê khai đúng mẫu chưa? Mẫu 01 hay là Mẫu 02?
  • Phân bổ thuế đầu vào dùng chung cho hoạt động chịu thuế và không chịu thuế
  • Hạch toán kết chuyển bù trừ đầu vào đầu ra đã đúng chưa?
4. Tạm ứng
  • Đã đối chiếu số dư tạm ứng chưa?
  • Có số dư tạm ứng nào tồn đọng lâu?
  • Chứng từ hoàn ứng phù hợp chưa?: nếu đi công tác cần giấy đi đường.
5. Hàng tồn kho
  • Có hàng tồn kho tồn đọng lâu không phát sinh hay những HTK lỗi thời, hư hỏng không? Có cần phải trích lập dự phòng không?
  • Cần đối chiếu số liệu bảng nhập xuất tồn có khớp với sổ cái, CĐPS
  • Có biên bản kiểm kê hàng tồn kho không?
  • Đã xử lý, hạch toán chênh lệch giữa thực tế và sổ sách chưa?
  • Đã chạy tính giá vốn hằng tháng chưa?
  • Đối với công ty xây dựng, sản xuất: Xác định chi phí dở dang đã ổn chưa?
6. Tài sản cố định trong quyết toán cuối năm
  • Đã có biên bản kiểm kê chưa?
  • Đã phân bổ khấu hao chưa? Xác định thời gian phân bổ đã phù hợp với TT 45 chưa?
  • Đã xem xét khấu hao, hay VAT, KH đối với xe từ 9 chỗ trở xuống có NG trên 1 tỷ 6
  • Đăng ký phương pháp khấu hao
  • Chi phí khấu hao TSCĐ ngừng sử dụng
  • Phân loại tài sản?
  • Khấu hao đối với máy móc không đạt công suất?
7. Công nợ
  • Công tác đối chiếu công nợ.
  • Trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi, chứng từ hồ sơ kèm theo hợp lệ chưa?
  • Bù trừ công nợ đúng quy định chưa?
  • Đánh giá công nợ có gốc ngoại tệ.
Dịch vụ kế toán trọn gói tại Thuận Việt
Dịch vụ kế toán trọn gói tại Thuận Việt
8. Lương và các khoản trích theo lương
  • Đã hạch toán chi phí lương đầy đủ chưa
  • Hạch toán bảo hiểm, KPCĐ
  • Hạch toán thuế TNCN
  • Hồ sơ giảm trừ ?
  • Đăng ký mã số thuế cá nhân
  • Quy định về thanh toán tiền lương
  • Các chứng từ đầy đủ chưa: Chấm công, bảng lương, hợp đồng lao động…
  • Các thủ tục lao động khác…
9. Thuế phải nộp:
  • Kê khai nộp phí môn bài
  • Khấu trừ thuế TNCN: Lũy tiến, toàn phần. Lưu ý đặc biệt đối với các nhân không cư trú..
  • Điều kiện ủy quyền quyết toán thuế TNCN?
  • Điều kiện được làm cam kết thuế TNCN theo mẫu 02
  • Đã hạch toán đầy đủ các khoản truy thu, phạt thuế?
  • Kê khai thuế đầy đủ chưa?
  • Kê khai điều chỉnh đã thực hiện đúng quy định chưa?
  • Đối chiếu số liệu phát sinh tờ khai và hạch toán
  • Loại trừ chi phí không hợp lý, hợp lệ (nhập vào mục B4 tờ khai quyết toán)
  • Tạm nộp thuế đối với hoạt động BĐS, xây lắp vãng lai
  • Phát sinh thuế TNCN từ chuyển nhượng vốn không?
  • Có trường hợp nào phải khấu trừ 10% thuế TNCN….
10. Vốn
  • Vốn điều lệ góp đủ chưa? Đối chiếu quy định của luật DN về góp vốn điều lệ
  • Góp vốn ảo dẫn tới tiền mặt lớn, trong khi đó có phát sinh chi phí lãi vay --> Rủi ro lãi vay bị loại
  • Thuế TNCN đối với giao dịch chuyển nhượng vốn?
  • Danh sách cổ đông, thành viên góp vốn?….
11. Doanh thu
  • Xuất hóa đơn có đúng thời điểm không? Lưu ý Công ty xây dựng xuất hóa đơn theo thời điểm nghiệm thu
  • Xuất hóa đơn hàng bán trả lại
  • Hạch toán hàng bị khách trả lại
  • Hồ sơ doanh thu đã phù hợp chưa?
  • Đối chiếu tờ khai với sổ sách
  • Chi tiết doanh thu theo lĩnh vực, địa phương theo yêu cầu sếp
  • Thuế suất phù hợp với quy định hiện hành không?
  • Trường hợp nào cần phải đóng dấu bán hàng qua điện thoại?….
12. Chi phí
  • Rà soát hóa đơn chứng từ hợp lệ không?
  • Có trích trước chi phí đối với những khoản chi phí đã phát sinh tương ứng với doanh thu nhưng chưa có hóa đơn (TK 335)
  • Liệt kê các chi phí không hợp lý hợp lệ, lưu lại để dùng sau này
  • Chi phí hạch toán đúng kỳ không?….
13. Kết chuyển
Kết chuyển KQKD cuối kỳ; sử dụng TK 911: Nguyên tắc tài khoản loại 5 trở đi không có số dư….
14. Báo cáo tài chính
– Lên số liệu báo cáo tài chính:
  • Bảng CĐKT, KQKD phần mềm tự động lên số liệu, công việc của bạn là phải hạch toán đúng, chứng từ chuẩn, lưu trữ khoa học
  • Thuyết minh báo cáo tài chính
  • Lưu chuyển tiền tệ: Phương pháp trực tiếp hoặc gián tiếp.
– Nộp báo cáo cho cơ quan thẩm quyền đúng hạn….
15. Các vấn đề khác
  • Kiểm toán
  • Nộp báo cáo cho cơ quan thẩm quyền
  • Phân tích báo cáo tài chính, báo cáo quản trị giúp nhà quản trị đưa ra quyết định
  • Cân đối lãi lỗ….
➖➖➖

KẾ TOÁN THUẾ CẦN LƯU Ý NHỮNG GÌ ĐỂ GIẢM THIỂU NHỮNG SAI SÓT KHÔNG ĐÁNG CÓ?


1. Công việc đầu năm mà kế toán thuế cần phải làm.

– Kê khai và nộp tiền thuế môn bài đầu năm.
+ Hạn nộp tiền thuế môn bài là ngày 31/1.
+ Nếu là công ty mới thành lập thì nộp tờ khai và thuế môn bài trong vòng 30 ngày, kể từ khi có giấy phép Kinh doanh.
+ Nếu công ty có thay đổi về vốn, thì thời hạn cuối cùng nộp tờ khai thuế môn bài là 31/12 năm có thay đổi
– Nộp tờ khai thuế GTGT, TNCN tháng 12 hoặc quý IV của năm trước. Nếu kê khai theo tháng thì hạn nộp là 20/1. Nếu theo quý thì là 30/1
– Nộp tờ khai thuế TNDN tạm tính quý IV năm trước liền kề
– Nộp báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn quý IV năm trước liền kề
– Nộp Báo cáo tài chính, Quyết toán cuối năm về thuế TNDN, TNCN của năm trước liền kề: Thời hạn nộp là 31/3

2. Công việc hằng ngày phải làm

– Ghi chép, thu thập, xử lý và lưu trữ các hóa đơn, chứng từ kế toán:
Khi DN có phát sinh các nghiệp vụ kinh tế như mua bán hàng hóa,… Thì công việc của kế toán là phải thu thập tất cả các hóa đơn chứng từ có liên quan (đầu ra, đầu vào) để làm căn cứ cho việc kê khai thuế và hạch toán.

Sau khi đã tập được các hóa đơn chứng từ liên quan thì kế toán thuế phải tiền hành xử lý và kiểm tra xem hóa đơn hợp pháp không, có hợp lệ, hợp lý hay không.

Trường hợp nếu phát hiện hóa đơn GTGT viết sai, hóa đơn bất hợp pháp, kế toán phải xử lý ngay theo quy định của Thông tư 39/2014/TT-BTC và các văn bản pháp luật liên quan.

Lập phiếu thu, phiếu chi, lập hóa đơn bán hàng, phiếu xuất kho… cần thiết trong ngày

– Vào sổ quỹ, sổ tiền gửi, và các sổ sách cần thiết khác
Lưu ý:
  • Những chứng từ không dùng ghi sổ, hạch toán được lưu giữ 5 năm
  • Những chứng từ để ghi sổ, hạch toán được lưu giữ 10 năm
  • Những chứng từ, hồ sơ đặc biệt quan trọng tu trữ vĩnh viễn

3. Công việc hàng tháng

– Lập tờ khai thuế GTGT hàng tháng (Nếu DN kê khai thuế GTGT theo tháng).
– Đối với những hóa đơn đầu ra thì tháng nào có phát sinh phải kê vào tháng đó. Kể từ ngày 1/1/2014 những hóa đơn đầu vào không bị khống chế thời gian kê khai, nhưng phải khai trước khi Cơ quan thuế có quyết định thanh kiểm tra
– Lập tờ khai thuế TNCN theo tháng (Nếu DN kê khai thuế GTGT theo tháng, và có số thuế TNCN được phải nộp trong tháng).
– Lập tờ khai các loại thuế khác nếu có
– Lập báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn hàng tháng (Đối với những DN mới thành lập dưới 12 tháng).
– Hạn nộp tờ khai là ngày 20 của tháng liền kề
– Lưu ý: Nếu trong tháng có phát sinh số tiền thuế phải nộp thì hạn nộp tờ khai cũng là hạn nộp tiền thuế

4. Công việc hàng quý

– Lập tờ khai thuế GTGT theo quý (Nếu DN kê khai thuế GTGT theo quý)
– Lập tờ khai thuế Tạm tính Thuế TNDN theo Quý.
– Lập Báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn theo Quý.
– Lập tờ khai thuế TNCN theo quý (Nếu DN kê khai theo quý).
– Hạn nộp các tờ khai trên là ngày 30 của tháng đầu tiên quý sau liền kề.

5. Công việc cuối năm

– Lập báo cáo thuế cho tháng cuối năm và báo cáo thuế quý 4 .
– Lập báo cáo quyết toán thuế TNCN năm
– Lập báo cáo Quyết toán cuối năm về thuế TNDN năm
– Kiểm kê quỹ, kiểm kê kho hàng và tài sản, đối chiếu công nợ
– Lên sổ kế toán, đối chiếu sổ chi tiết và sổ tổng hợp
– Lập Báo cáo tài chính năm gồm: Bảng Cân đối Kế toán, Báo cáo Kết quả hoạt động kinh doanh. Báo cáo Lưu chuyển tiền tệ, Thuyết minh Báo cáo Tài chính, Bảng Cân đối số phát sinh Tài khoản.
– In sổ sách, chứng từ kế toán và trình ký các sổ sách chứng từ đó
– Lưu trữ các chứng từ và sổ sách

Hy vọng các thông tin trên về quyết toán cuối năm sẽ giúp bộ phận kế toán của các doanh nghiệp giải quyết được các vấn đề tồn đọng, sớm hoàn thành các công việc cuối năm. Thuận Việt chúc các bạn tành công!

Trả lời