Hướng dẫn làm lý lịch tư pháp online

Lý lịch tư pháp là loại văn bản rất cần thiết, bổ sung cho nhiều hồ sơ. Vậy loại giấy tờ này là gì, làm sao để đăng ký? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết bên dưới nhé!

1. Lý lịch tư pháp là gì?

Theo Khoản 1 Điều 2, Luật Lý lịch tư pháp số 28/2009/QH12 có nêu khái niệm về lý lịch tư pháp như sau: “Lý lịch tư pháp là lý lịch về án tích của người bị kết án bằng bản án, quyết định hình sự của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật, tình trạng thi hành án và về việc cấm cá nhân đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã trong trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã bị Tòa án tuyên bố phá sản”.

Hiện nay có 2 loại giấy lý lịch tư pháp, phục vụ cho các mục đích khác nhau:

  • Giấy lý lịch tư pháp số 1: Chỉ được ghi các án tích chưa được xóa, còn những án tích đã thụ án theo pháp luật không cần ghi. Bên cạnh đó, những doanh nghiệp, cá nhân, tổ chức nếu yêu cầu về việc cấm tiếp nhận công việc, chức vụ cũng sẽ được ghi vào.
  • Giấy lý lịch tư pháp số 2: Ghi tất cả án tích đã xóa và chưa được xóa. Đồng thời với việc cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý của công ty cũng sẽ được ghi vào phiếu.

ly-lich-tu-phap-6

Mẫu giấy lý lịch tư pháp số 1

ly-lich-tu-phap-1

Mẫu giấy lý lịch tư pháp số 2

2. Vì sao cần làm lý lịch tư pháp?

Làm lý lịch tư pháp phục vụ cho một số mục đích chính như:

  • Chứng minh sự trong sạch của cá nhân, xem có bị dính đến án tích hoặc bị cấm làm việc hay không.
  • Dành cho những người muốn tái hòa nhập cộng đồng, xác thực rằng án tích đã được xóa bỏ.
  • Hỗ trợ cho việc tố tụng khi ra tòa, thống kê tư pháp hình sự.
  • Hỗ trợ cho các công tác quản lý nhân sự của một số cá nhân, tổ chức kinh doanh.
  • Xác minh danh tính để chuẩn bị thành lập, đăng ký kinh doanh hay đi xin việc ở một số công ty.

3. Làm lý lịch tư pháp cần chuẩn bị những gì?

Khi làm lý lịch tư pháp, bạn cần chuẩn bị những giấy tờ sau:

  • Tờ khai yêu cầu lý lịch tư pháp (tự khai tại nhà), có 2 mẫu dành cho người tự xin (Mẫu 3) và người ủy quyền xin (Mẫu 4). Bạn có thể tự tải trên mạng hoặc tới cơ quan có thẩm quyền để xin loại văn bản này.
  • Bản sao chứng minh thư/ căn cước công dân/ hộ chiếu.
  • Bản sao sổ hộ khẩu hoặc giấy thường trú/ tạm trú do địa phương cung cấp.

Lưu ý:

  • Nếu là người ủy quyền đi làm giấy, người ủy quyền cần mang theo bản sao chứng minh thư của chính mình.
  • Không được ủy quyền cho người khác đi làm giấy lý lịch tư pháp số 2.

ly-lich-tu-phap-7

Cần chuẩn bị nhiều giấy tờ để làm lý lịch tư pháp

4. Hướng dẫn đăng ký lý lịch tư pháp online

Thông thường, người cần làm giấy sẽ đến trực tiếp tại cơ quan cấp Lý lịch tư pháp để đăng ký làm. Tuy nhiên, nếu không có thời gian hoặc ở xa, bạn có thể đăng ký làm online tại nhà. Dưới đây là các bước hướng dẫn làm lý lịch tư pháp online:

Bước 1: Truy cập vào đường link dưới đây để bắt đầu đăng ký: https://lltptructuyen.moj.gov.vn/home

Bước 2: Chọn đối tượng cần nộp hồ sơ làm lý lịch tư pháp.

ly-lich-tu-phap-2

Bước 3: Chọn nơi thường trú/ tạm trú. Nếu chọn tạm trú phải có giấy tạm trú được cấp bởi địa phương.

ly-lich-tu-phap-3

Bước 4: Giao diện trang cấp phiếu ở địa phương được chọn sẽ hiện ra như bên dưới >> Click vào “Nhập tờ khai”.

ly-lich-tu-phap-4

Bước 5: Nhập thông tin vào tờ khai.

ly-lich-tu-phap-5

Bước 6: Upload lên những hồ sơ cần thiết:

  • Thẻ căn cước công dân hoặc thẻ chứng minh nhân dân (scan 2 mặt)
  • Hộ khẩu thường trú (scan trang bìa cùng những trang đính kèm có liên quan đến thông tin bản thân)

Tick ô “Tôi xin cam đoan những lời khai trên là đúng sự thật và chịu trách nhiệm về lời khai, các dịch vụ đã đăng ký của mình” ở phía dưới cùng.

ly-lich-tu-phap-8

Bước 7: Kiểm tra toàn bộ lại thông tin >> Click “Tiếp tục/ NEXT”

Bước 8: Nộp hồ sơ và đợi kết quả.

Hoàn thành quá trình đăng ký online, bạn sẽ được cấp một mã số. Hãy nhớ mã số này và chuẩn bị các hồ sơ cần thiết, phí để tiến hành nộp theo 1 trong 2 cách sau:

Cách 1: Đăng ký lấy hồ sơ qua Bưu chính sẽ nộp hồ sơ và phí cho nhân viên Bưu chính.

Cách 2: Đăng ký lấy hồ sơ tại cơ quan có thẩm quyền sẽ hộp hồ sơ và phí cho cơ quan ấy.

Theo Điều 4 của Thông tư 244/2016/TT-BTC, mức phí quy định để nộp khi làm lý lịch tư pháp:

  • Phí làm dành cho người bình thường: 200.000đ
  • Phí làm dành cho đối tượng đặc biệt như sinh viên, người có công với cách mạng, thân nhân của liệt sĩ, người nuôi dưỡng liệt sĩ: 100.000đ
  • Nếu yêu cầu cấp thêm, từ phiếu thứ 3 trở đi sẽ thu 5.000đ/ phiếu.

Phía trên, chúng tôi đã cung cấp những thông tin cần thiết về lý lịch tư pháp cũng như cách đăng ký online nhanh nhất. Nếu có thắc mắc nào, hãy liên hệ ngay cho Kế toán Thuận Việt để được tư vấn nhé!

Trả lời