Học kế toán ra làm gì? 04 Kinh nghiệm đi xin việc làm?

Sinh viên học kế toán ra làm gì? Đây là câu hỏi mà rất nhiều bạn học sinh khi lựa chọn đăng ký ngành học băn khoăn và ngay cả khi ra trường. 

Tại bài viết này Thuận việt sẽ giúp bạn xác định được công việc kế toán tương lai và những kỹ năng cần thiết cần chuẩn bị.

Nhằm tháo gỡ được các khúc mắc về tương lai nghề nghiệp, con đường lựa chọn của bạn có đúng đắn hay không? Bài viết này sẽ tổng hợp giúp bạn những ý kiến, hướng đi phát triển đúng đắn nhất, giúp bạn rút ngắn thời gian tìm kiếm viêc làm.

I. Hiểu về ngành kế toán là gì? 

Đôi nét về ngành kế toán, là lĩnh vực nghiên cứu và thực hành về việc thu thập,ghi chép, phân tích và xử lý và báo cáo về thông tin tài sản, sự vận động của tài sản đối với tổ chức hoặc cá nhân. 

Ngành này đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo tính chính xác và minh bạch của thông tin tài chính, cũng như hỗ trợ quản lý và ra quyết định trong kinh doanh và tài chính của một doanh nghiệp.

Bạn sẽ hết băn khoăn học kế toán ra làm gì khi biết được các ngành sau đây. Ngành kế toán được chia nhỏ ra thành 05 chuyên ngành khác nhau, bao gồm:

  • Kế toán doanh nghiệp
  • Kế toán công
  • Kiểm toán
  • Kế toán ngân hàng
  • Kế toán bảo hiểm

 

Vậy kế toán là gì?

Kế toán (Tiếng Anh: accounting) là một bộ phận, chức vụ trong doanh nghiệp. Thực hiện các công việc đo lường, xử lý và truyền đạt lại thông tin về tài chính và phi tài chính của công ty, các thực thể kinh tế tại doanh nghiệp và tập đoàn.

Những môn học khi theo học ngành kế toán:

Các môn chuyên ngành kế toán: (Đây là môn học cần nắm chắc)

  • Nguyên lý kế toán
  • Kế toán tài chính
  • Kế toán quản trị
  • Kế toán chi phí
  • Kiểm toán
  • Thuế
  • Kế toán quốc tế
  • Hệ thống thông tin kế toán
  • Phân tích báo cáo tài chính
  • Đạo đức nghề nghiệp kế toán

Bên cạnh đó sẽ có các môn học đại cương bắt buộc và các môn học tự chọn khác. Tùy vào trường học mà sẽ có các môn học được sắp xếp theo giáo trình học.

Dưới đây là các hạng mục được liệt kê chi tiết về các môn học chính khi học kế toán: (Các môn đại cương là môn học bắt buộc tại trường cao đẳng, đại học, trung cấp đào tạo tại Việt Nam)

HẠNG MỤC MÔN HỌC CHI TIẾT
Môn Đại cương Toán cao cấp, Tin học, Giáo dục quốc phòng, Tiếng Anh, Lý luận chính trị
Môn Cơ sở khối ngành Môn kinh tế vi mô, Kinh tế vĩ mô, học Nguyên lý marketing, Nguyên lý thống kê
Môn Chuyên ngành Nguyên lý kế toán, Kế toán tài chính, Kế toán quản trị, Kế toán thuế, Kiểm toán, Kế toán máy, Kế toán quốc tế

 

II. Học kế toán ra làm gì?

Kế toán hiện nay vẫn là chức vụ đóng vai trò lớn lao, đặc biệt là không thể thiếu tại các công ty, doanh nghiệp vừa và nhỏ. Chính vì vậy, ngành kế toán có cơ hội việc làm khá cao, tỉ lệ thất nghiệp cũng thuộc dạng thấp hơn các ngành khác. Cơ hội việc làm hiện cho các cử nhân tốt nghiệp kế toán vẫn vô cùng rộng lớn và tiềm năng.

Một khảo sát tại trường GTVT đã cho biết: ” Có đến 96,4% sinh viêm đã có việc làm hoặc tiếp tục học lên. Phần trăm còn lại laf3/6% thì chưa có việc làm”. Như vậy bạn cũng có thể đánh giá được rằng tỉ lệ không có việc làm trong ngành này là khá thấp. Bạn có thể xem xét để lựa chọn trường và ngành học nhé!

2.1 Một số vị trí công việc khi được hỏi học kế toán ra làm gì?

Các công việc của một kế toán hằng ngày tại doanh nghiệp sẽ là

– Tiếp nhận và xử lý thông tin, số liệu kế toán

– Thực hiện hạch toán chi phí, thu nhập, khấu hao, tài sản cố định, công cụ dụng cụ, công nợ, nghiệp vụ khác

– Theo dõi, quản lý công nợ

– Kiểm tra, giám sát hàng tồn kho ( nhập kho, xuất kho), thời gian tồn kho

– Kiểm tra sự cân đối giữa số liệu kế toán chi tiết và tổng hợp, ghi sổ sách kế toán

– Lập bảng cân đối số phát sinh, bảng kết quả hoạt động kinh doanh, cân đối kế toán, lưu chuyển tiền tệ và lập thuyết minh báo cáo tài chính.

– Lập các tờ khai kê khai theo tháng và quý tuy vào doanh nghiệp

– Lên được báo cáo tài chính cho doanh nghiệp – 1 lần vào cuối mỗi năm 

– Ngoài ra, còn giải quyết các tình hướng ván đề khác phát sinh trong quá trình làm việc.Phân biệt các chi phí hợp ý và chi phí nào không hợp lý để đưa vào sổ sách, quyết toán thuế cuối năm.

Trên đây là những cơ hội việc làm khi theo học kế toán. Tùy vào quy mô doanh nghiệp và ngành học bạn sẽ thực hiện các công việc và phạm vi liên quan.

Công việc kế toán hằng ngày
Công việc kế toán hằng ngày, học kế toán ra làm gì?

2.2 Sinh viên học kế toán ra làm gì ở tại doanh nghiệp?

Cơ hội việc làm cho ngành kế toán là không thể thiếu, nhưng trong số đó vấn có rất nhiều bạn trẻ chưa định hướng học kế toán ra làm gì? Để giúp các bạn học sinh, sinh viên cuối cấp đang còn nhiều băn khoăn về nghề. 

Dưới đây là làm các công việc mà một kế toán khi ra trường có thể làm được:

  • Chuyên viên kế toán hành chính
  • Chuyên viên phụ trách kế toán, kiểm toán, giao dịch ngân hàng, thuế, kiểm soát viên, thủ quỹ, tư vấn tài chính,… tại các công ty về lĩnh vực công, kiểm soát viên,thủ quỹ, các tổ chức xã hội, tổ chức phi chính phu, ngân hàng và trong cá cơ quan thuộc quản lý tài chính của nhà nước. 
  • Nhân viên về môi giới chứng khoán, quản lý dự án, hay nhân viên phòng giao dịch và ngân quỹ.
  • Kế toán trưởng hay trưởng phòng Kế toán, quản lý tài chính, các chức vụ  Giám đốc quản lý tài chính về các loại hình kinh doanh trong nước và Quốc tế
  •  Giảng viên, nghiên cứu viến, thanh tra kinh tế…

Thực chất học kế toán ra trường làm gì sẽ còn phụ thuộc vào thế mạnh, kỹ năng riêng của từng người. 

Để tiến nhanh hơn các bạn đồng trang lứa về cơ hội việc làm ngay từ khi còn ngồi trên giảng đường. Sinh viên hoàn toán có thể đăng ký ngay các khóa học thực hành bên ngoài ngay từ năm nhất đại học. Khóa học thực hành kế toán tổng hợp từ A-Z tại Thuận Việt sẽ là một biện pháp tôi ưu nhất tại thời điểm hiện tại dành cho bạn.

Xem thêm :

III. Kinh nghiệm đi xin việc kế toán?

3.1 Mới ra trường thì lấy kinh nghiệm ở đâu?

Hầu hết các nhà tuyển dụng đều sẽ hỏi bạn các yêu cầu về kinh nghiệm làm việc của mình khi đi phỏng vấn xin việc. Vậy, làm thế nào để mình sinh viên mới ra trường có kinh nghiệm? 

Một sự thật mà bạn phải hiểu là các doanh nghiệp sẽ ưu tiên những người đã có kinh nghiệm làm việc trước đó tại các công ty khác. Nhưng không vì vậy mà người chưa có kinh nghiệm làm việc không được chọn.

Nếu bạn còn là sinh viên thì hãy trau dồi ngay các kiến thức khi còn ngồi trên giảng đường. Dưới đây là một số kiến thức Thuận Việt đúc kết được từ các kế toán trưởng tại Thuận Việt nhé!

  • Người xưa có câu “Học thầy không tày học bạn”. Đúng vậy, ngoài việc học từ thầy cô bạn có thể học từ chính bạn bè xung quanh mình.
  • Tận dụng nhân lực từ người quen đang làm các vị trí kế toán để học hỏi
  • Học tập, đọc và tìm hiểu tài liệu trên mạng và các diễn đàn về lĩnh vực quan tâm
  • Học nhanh, lộ trinh rõ ràng, học tập hiệu quả. Bạn hãy tham khảo các khóa học thực hành cấp tốc.

Các khóa học kế toán tại Thuận Việt hoàn toàn có thể đáp ứng về chất lượng, thời gian học ngăn cho người bận rộn, được giáo viên cầm tay chỉ việc” chỉ có tại Thuân Việt nhé. 

Với hơn 12 năm hoạt động dạy học và cung cấp dịch vụ kế toán tại nhiều công ty. Tài liệu học bạn sẽ được thực hành trên chứng từ trực tiếp tại doanh nghiệp. Học thật, làm thật với công việc như một ké toán khi đi làm.

3.2 Kỹ năng chuyên môn

Theo đáng giá khách quan, người làm kế toán sẽ cần tới những kỹ năng như: 

  • Sự tỉ mỉ, cẩn thận trong công việc là yếu tố quan trọng nhất.
  • Bằng cấp, chứng chỉ hành nghề. Đối với việc xin đi thục tập thì chỉ cần bạn là sinh viên kế toán là được.
  • Hiểu biết về quy tắc, tiêu chuẩn kế toán và pháp luật về thuế.
  • Chịu được áp lực cao trong công việc.
  • Khả năng thực hiện các công việc kế toán cơ bản như ghi sổ sách, lập báo cáo tài chính.
  • Nắm vững các phần mềm kế toán phổ biến về tin học như Excel, phần mềm kế toán doanh nghiệp sẽ là một lợi thế.
  • Kỹ năng giao tiếp và làm việc nhóm, đặc biệt khi phải làm việc với các bộ phận khác trong tổ chức.

3.3 Kinh nghiệm viết CV

Không riêng gì kế toán, bất kể ngành nghề nào thì cũng cần đến CV xin việc. Một chiếc CV đẹp, ấn tượng sẽ thu hút được sự chú ý của nhà tuyển dụng.

Bên canh đó, trình bày cụ thể về bằng cấp, chứng chỉ có được trong quá trình học tập cung rất quan trọng. Thể hiện được bạn là người chịu tìm tòi và có cố gắng.

Ngoài ra các kỹ năng chuyên môn có được trong thời gian đi học, hay việc bạn dùng được các kỹ năng gì? Phần mềm sử dụng được? Hay các thế mạnh khác được bạn nêu trong CV sẽ được đáng giá cao hơn các ứng viên khác rồi đó.

Bên cạnh đó là các kỹ năng xã hội, kỹ năng quản lý, xử lý tình huống,.. sẽ giúp bạn thêm điểm cộng.

CV chính là nơi bạn thể hiện với nhà tuyển dụng là mình sẽ làm được gì cho doanh nghiệp? Hãy nắm bắt cơ hội và thể hiện mình tốt nhất có thể nhé!

3.4 Thái độ

Thái độ khi đi thực tập và làm việc rất quan trọng để tạo ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng và đồng nghiệp. Việc này bao gồm sự nhiệt huyết, sẵn sàng học hỏi, tích cực và tôn trọng người khác. Điều này giúp bạn xây dựng mối quan hệ tốt và có cơ hội phát triển trong sự nghiệp.

Thái độ cũng sẽ phần mà bạn cần trang bị khi đi thực tập hay đi xin việc. Bạn nên biểu hiện cho nhân sự về thái độ chuyên nghiệp, nhiệt huyết và sẵn sàng học hỏi. Dưới đây là một số quy tắc quan trọng về thái độ khi đi xin việc và thực tập:

  • Sẵn sàng tham gia, đóng góp và học hỏi trong môi trường làm việc mới.
  • Thể hiện thái độ luôn tôn trọng mọi người, biết lắng nghe
  • Bên cạnh đó, tự tin cũng là một cách chứng minh mình 

Những quan điểm này sẽ giúp ứng viên và người thực tập tạo được ấn tượng tốt và có cơ hội phát triển trong sự nghiệp.

Qua bài viết này với những thông tin được cung cấp phía trên. Hy vọng sẽ giúp được những bạn đã và đang theo học kế toán hết khỏi băn khoăn về việc học kế toán ra làm gì? Từ đó, bạn sẽ chọn ra được ngách riêng để theo nghề bạn nhé!

Trả lời