Để giúp người quản lý hiểu rõ về tình hình tài chính tại một tổ chức hay có những hướng đi đúng đắn trong việc đưa ra quyết định kinh doanh. Việc quản lý tài chính và kế toán ngay lúc này đóng vai trò rất quan trọng. Để làm tốt được việc quản lý tài chính tại đơn vị, người quản lý cần thực hiện các phương pháp kế toán. Vậy bạn đã hểu phương pháp kế toán là gì chưa? Có bao nhiêu phương pháp kế toán? Đặc điểm của từng phương pháp là gì? Cùng Thuận Việt tìm hiểu ngay tại bài viết này.
Mục lục
I. Phương pháp kế toán? Phương pháp này có ảnh hưởng gì với doanh nghiệp?
a) Phương pháp kế toán?
Phương pháp kế toán là cách thức, quy trình hoặc phương pháp được áp dụng để ghi chép, phân loại, báo cáo và kiểm tra các thông tin tài chính của một tổ chức hay doanh nghiệp. Phương pháp kế toán có thể bao gồm các nguyên tắc kế toán, quy định và tiêu chuẩn được sử dụng để thực hiện công việc kế toán.
Hiện tại, mỗi DN đều sử dụng phương pháp kế toán trong doanh nghiệp mình. Vì đây là căn cứ để kế toán ghi nhận thông tin.
b) Phương pháp này có ảnh hưởng gì với doanh nghiệp?
Phương pháp kế toán sẽ quyết định cách mà thông tin tài chính được ghi nhận, báo cáo và giám sát. Việc lựa chọn phương pháp kế toán phù hợp có thể tối ưu trong việc đánh giá hiệu suất tài chính tại doanh nghiệp. Để đưa ra các quyết định đầu tư đúng đắn. Hình thành chiến lược kinh doanh và thậm chí ảnh hưởng đến uy tín và hình ảnh của doanh nghiệp trước cơ quan quản lý, cổ đông và cả công chúng.
Các phương pháp tạo ra đều nhằm mục đích hỗ trợ DN, Thu thập và quản lý thông tin nghiệp vụ kinh tế. Có quan hệ hỗ trợ, bổ sung cho nhau, hỗ trọ trong công việc kịp thời và logic nhất.
II. 06 Phương pháp kế toán được sử dụng phổ biến nhất
Trên thực tế đi làm, bạn có thể trải qua hết 6 phương pháp kế toán được áp dụng vào công việc. Cụ thể như:
- Phương pháp tổng hợp và cân đối kế toán
- Phương pháp chứng từ kế toán
- Phương pháp tính giá
- Phương pháp tài khoản kế toán
- Phương pháp đối ứng tài khoản
- Phương pháp dựa vào dòng tiền
Vậy đặc điểm riêng biệt của từng phương pháp này là gì? Hãy theo dõi phần tiếp theo của bài viết.
III. Đặc điểm của từng phương pháp kế toán
1. Phương pháp tổng hợp và cân đối kế toán
Đến với phương pháp đầu tiên, đây là phương pháp kế toán tổng hợp số liệu. Tổng hợp từ các sổ kế toán theo các mối quan hệ cân đối vốn có của kế toán. Mục đích nhằm cung cấp các thông tin cho những người đưa ra quyết định. Bên canh đó, phục vụ cho công tác quản lí trong doanh nghiệp thuận lợi.
Đối tượng, hướng nghiên cứu của kế toán: Bao gồm tài sản và nguồn vốn.
Phần cân đối tổng quát của đối tượng kế toán được tính theo phương pháp này như sau:
Áp dụng:
Tài sản = Nguồn vốn
Tài sản = Nợ phải trả + Vốn chủ sở hữu
Kết quả (Lãi, lỗ) = Doanh thu – Chi phí
Phương pháp tổng hợp cân đối kế toán xây dựng dựa trên hai yếu tố là bảng tổng hợp cân đối và phương pháp tổng hợp số liệu.
Lưu ý: Phần này chỉ có thể tổng hợp và cân đối các loại tài sản của tổ chức. Trên cơ sở giám sát chặt chẽ quá trình phát sinh và thay đổi của chúng trong suốt quá trình hoạt động nhất định.
Ý nghĩa:
Cung cấp những thông tin khái quát, tổng hợp nhất về tài sản, nguồn vốn và quá trình kinh doanh mà các phương pháp kế toán khác đã thực hiện. Tổng hợp được số liệu từ nhiều sổ kế toán, để lên chỉ tiêu kinh tế trong báo cáo kế toán. Giúp Ban quản trị nắm bắt được tình hình tổng hợp về doanh nghiệp. (Tài sản, nguồn vốn, hoạt động của đơn vị).
2. Phương pháp chứng từ kế toán
Là phương pháp thông tin để kiểm tra trạng thái và sự vận động thay đổi của đối tượng kế toán. Đáp ứng được các yêu cầu từ quản lí và làm căn cứ cho việc xử lí thông tin kế toán. Yêu cầu doanh nghiệp phải lập chứng từ cho mọi nghiệp vụ kinh tế phát sinh, phải liên quan đến hoạt động doanh nghiệp để đảm bảo trách nhiệm và tính pháp lí của nghiệp vụ phát sinh.
- Các bước luân chuyển được thực hiện của phương pháp chứng từ kế toán: Lập (thu thập) chứng từ => Kiểm tra lại chứng từ => Ghi sổ kế toán => Bảo quản và lưu trữ chứng từ.
Ý nghĩa
- Giúp DN phản ánh được trạng thái và sự vận động của các đối tượng hạch toán kế toán vốn đa dạng và biến đổi không ngừng.
- Đảm bảo được tính hợp pháp của các nghiệp vụ kinh tế thuộc đối tượng hạch toán kế toán.
- Đáp ứng nhu cầu cung cấp thông tin nhanh chóng cho các nhà quản lý, các công tác phân tích hoạt động kinh doanh tại đơn vị….
3. Phương pháp tính giá
Đối với phương pháp tính giá: Đây sẽ là phần giúp bạn tổng hợp được chi phí trực tiếp. Phân bổ chúng gián tiếp tới các nghiệp vụ khác hoặc cho từng loai tài sản khác nhau.
Giá trị của tài sản sẽ được phương pháp tính theo giá gốc, bao gồm: Chi phí mua, bốc xếp, vận chuyển, lắp ráp hoặc chế biến. Hay các chi phí liên quan trực tiếp khác khi được đưa tài sản vào trạng thái sẵn sàng sử dụng.
Phương pháp sử dụng thước đo tiền tệ. Từ đó, xác định được giá trị tài sản tồn tại của tổ chức. Hoạt động này thông qua việc làm như: Mua cổ phần, vốn góp, vận chuyển, lắp ráp, sản xuất hay được tài trợ ra theo các nguyên tắc nhất định. Từ đó, giúp DN phản ánh các nghiệp vụ phát sinh đưa vào chứng từ, sổ sách và tổng hợp lại để lên báo cáo.
4. Phương pháp tài khoản kế toán
Đây được coi là phương pháp để phân biệt đối tượng kế toán chi tiết nhất, phản ánh nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Từ đó, bạn có thể quản lý, theo dõi một cách có hệ thống. Theo dõi tính hình biến động, đối tượng kế toán, công tác quản lý kiểm tra, theo dõi và bảo vệ tài sản.
Phương pháp này sẽ bao gồm: Lập chứng từ chứng minh nghiệp vụ kinh tế khi có phát sinh. Cho ra các thông tin chi tiết nhất về nghiệp vụ kinh tế phát sinh đó. Phục vụ cho việc quản lý và hoặc toán.
Phương pháp này sẽ là cầu nối giữa những chỉ tiêu đơn lẻ đến tổng hợp thành chỉ tiêu trong báo cáo kế toán. Giúp công việc kế toán tối ưu thời gian, công sức.
5. Phương pháp đối ứng tài khoản
Phương pháp đối ứng tài khoản là một phương pháp trong kế toán mà biểu thị mối quan hệ hai mặt giữa tài sản và nguồn vốn hoặc mối quan hệ tăng hoặc giảm của tài sản hoặc nguồn vốn. Đồng thời, phương pháp này cũng bao gồm việc sử dụng ghi sổ kép, hành vi ghi Nợ và Có trên một hoặc nhiều tài khoản trong hệ thống tài khoản kế toán.
6. Phương pháp dựa vào dòng tiền
Phương pháp dựa vào dòng tiền là một phương pháp phân tích tài chính tập trung vào việc đo lường và đánh giá hiệu quả của công ty. Phương pháp này sẽ dựa trên luồng tiền mà công ty tạo ra. Tập trung chủ yếu vào việc theo dõi, đánh giá và quản lý các hoạt động tài chính của công ty thông qua việc phân tích dòng tiền từ hoạt động kinh doanh, hoạt động đầu tư và hoạt động tài chính khác.
Qua bài viết bạn có thể thấy được mục đích mà phương pháp kế toán hướng tới. Phương pháp kế toán hướng tới mục đích chính là cung cấp thông tin tài chính chính xác, đáng tin cậy và hữu ích. Để hỗ trợ quản lý và đưa ra quyết định và báo cáo về tình hình tài chính của một tổ chức hay doanh nghiệp. Bằng cách áp dụng các phương pháp kế toán đúng đắn, tổ chức có thể hiểu rõ hơn về tình hình tài chính của mình, đánh giá hiệu suất kinh doanh, quản lý rủi ro và tạo ra chiến lược phát triển bền vững.
Mỗi phương pháp kế toán đều đóng 1 vai trò nhất định tại doanh nghiệp. Do vậy, doanh nghiệp bạn cần áp dụng nhiều phương pháp phù hợp để đặt hiệu quả tốt của công việc nhé.
Tham khảo thêm:
- Các phương pháp tính giá hàng tồn kho
- Kế toán trọn gói, Thành lập công ty
- Những sai sót thường găp của doanh nghiệp vừa và nhỏ
Trên đây là các thông tin mà Thuận Việt cung cấp đến bạn về phương pháp kế toán. Cảm ơn bạn đã luôn theo dõi những bài viết của chúng tôi.
Liên hệ thuận việt